Việc lựa chọn cây thủy sinh là rất quan trọng đối với những bạn mới bắt đầu chơi thủy sinh. Lời khuyên của mình bạn nên lựa chọn những cây thủy sinh dễ sống, dễ trồng và độ khó thấp như ráy, dương xỉ, rong, rêu, bèo… bài viết giới thiệu đến bạn 8 cây thủy sinh đẹp dễ trồng nhất để bạn tham khảo.
1. Rong La Hán Xanh – Cabomba caroliniana
Rong La Hán Xanh là loài cây thủy sinh đẹp được dùng làm cây hậu cảnh hoặc cây trung cảnh trong hồ thủy sinh. Cây rất dễ trồng và phát triển rất nhanh.

- Ưu điểm: dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi dinh dưỡng cao.
- Nhược điểm: cây phát triển nhanh nên cần phải cắt tỉa thường xuyên, cần phải có dòng chảy nhẹ trong bể thủy sinh.
- Cách bố trí: Làm hậu cảnh hoặc trung cảnh.
2. Rong Đuôi Chó – Egeria densa
Rong Đuôi Chó là loài cây thủy sinh đẹp có sức sống cao và rất dễ sống . Cây Rong Đuôi Chó là một cây hậu cảnh rất được ưa thích và rất phổ biến trong hồ thủy sinh. Tuy nhiên Cây Rong Đuôi Chó phát triển rất nhanh.

- Ưu điểm: dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi dinh dưỡng cao, không cần dòng nước có trong bể cá.
- Nhược điểm: cây phát triển nhanh nên cần phải cắt tỉa thường xuyên.
- Cách bố trí: Làm hậu cảnh hoặc trung cảnh.
3. Dương Xỉ Java – Microsorum pteropus
Dương Xỉ Java là một loại cây thủy sinh dễ trồng nhất . Cũng như ráy, dương xỉ được buộc vào lũa hoặc đá không nên trồng trực tiếp xuống nền vì cây không phát triển bộ rế để bám xuống nền nên dễ bị bung hoặc nổi lên mặt nước.

- Ưu điểm: dễ trồng, phát chậm.
- Nhược điểm: dương xỉ thường không ưa ánh sáng nếu ánh sáng quá mạnh dương xỉ sẽ ngừng phát triển
- Cách bố trí: trung cảnh, buộc lũa, đá.
4. Cỏ Thìa – Sagittaria subulata
Cỏ Thìa là loài cây thủy sinh đẹp được dùng làm cây trung cảnh hoặc cây tiền cảnh trong hồ thủy sinh. Cây Cỏ Thìa rất dễ trồng và phát triển rất nhanh.

- Ưu điểm: dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi dinh dưỡng cao, tốc độ sinh trưởng nhanh.
- Nhược điểm: bộ rễ phát triển khá nhanh và mạnh nên chú ý khi setup lại tránh làm động nền.
- Cách bố trí: Làm tiền cảnh.
5. Cỏ Cọp – Vallisneria spiralis ‘Tiger’
Cỏ Cọp là loài cây thủy sinh đẹp được dùng làm cây hậu cảnh trong hồ thủy sinh. Cây dễ trồng và phát triển rất nhanh.

- Ưu điểm: dễ trồng, sinh trưởng nhanh.
- Nhược điểm: bộ rễ phát triển khá nhanh, mạnh, ăn sâu vào nền nên chú ý khi setup lại tránh làm động nền. Muốn cây đẹp nên đặt cây gần dòng nước.
- Cách bố trí: Làm hậu cảnh.
6. Ráy ‘Trầu Bà’ Nana – Anubias barteri var. nana
Ráy ‘Trầu Bà’ Nana là một loài cây thủy sinh rất dễ trồng, dân thủy sinh thường dùng cây ráy ‘trầu bà’ nana buộc vào lũa, đá trong các hồ thủy sinh nano, cubic.

- Ưu điểm: cây phát triển rất chậm, sống khỏe khó chết trong hồ thủy sinh, có thể chịu được cường độ ánh sáng yếu (0,25w / lit nước) cho tới cường độ ánh sáng cao (1w/lit nước).
- Nhược điểm: lá ráy khi trồng trong bể rất hay bị rêu , tảo bám vào vì thế cần nuôi các loại cá dọn bể như tỳ bà buớm , bống dọn bể để lau sạch lá ráy.
- Cách bố trí: tiền cảnh, trung cảnh, buộc lũa, đá.
7. Rêu Cá Đẻ – Java moss
Rêu Cá Đẻ – Java Moss là loại rêu rất dễ trồng và phát triển nhanh. Rêu Java được buộc vào lũa , đá trang trí cho hồ thủy sinh thêm đẹp.

- Ưu điểm: dễ trồng, phát triển nhanh.
- Nhược điểm: màu sắc của cây không đẹp nếu để ánh sáng quá mạnh. Muốn cây đẹp nên đặt ánh sáng trung bình.
- Cách bố trí: Buộc vào lũa hoặc làm nền.
8. Bèo Nhật – Limnobium laevigatum
Bèo Nhật trong môi truờng nước tĩnh trong hồ thủy sinh, cây có thể phát triển rất nhanh. Trong điều kiện ánh sáng mạnh, có Co2 và có độ ẩm cao, cây sẽ mọc rất tốt phần lá. Nếu may mắn, bạn có thể nhìn thấy cây ra hoa rất đẹp.

- Ưu điểm: dễ trồng, cây hút độc và chất dinh dưỡng thừa cực tốt cho bể cá, đặc biệt là bể tép.
- Nhược điểm: phát triển nhanh, che ánh sáng.
- Cách bố trí: nổi trên mặt nước.
Lời kết
Trên đây là những nội dung mình chia sẻ về cây thủy sinh đẹp dễ trồng nhất. Mong rằng bài viết này có thể hữu ích đối với các bạn đang tìm hiểu về thủy sinh cũng như muốn tự mình làm hồ thủy sinh.